Nghiên cứu khoa học
Bản chất của quá trình dạy học bậc đại học là quá trình nhận thức có tính chất
nghiên cứu của SV dưới sự tổ chức của GV. Vì vậy, họat động nghiên cứu khoa học của
SV là tất yếu, bắt buộc.
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội hướng vào việc tìm kiếm những
điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bản chất của sự vật, phát triển nhận thức
khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo ra phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để
cải tạo thế giới.
Nghiên cứu khoa học đối với sinh viên chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng.Để SV
tiếp cận và làm quen với NCKH, đối với sinh viên những năm đầu, nghiên cứu khoa học
có thể là viết các bài tiểu luận, tham gia tham luận các cuộc hội thảo ở cấp khoa và cấp
trường.17
Trước tiên phải thừa nhận rằng nghiên cứu khoa học là công việc khó khăn, đòi
hỏi sự đam mê và lòng quyết tâm. Sinh viên nghiên cứu khoa học là thực hiện phương
châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Thông qua nghiên cứu khoa học
sinh viên tự tin hơn, có bản lĩnh khi hội nhập với thực tế. Nghiên cứu khoa học còn giúp
sinh viên hiểu rõ hơn lý thuyết, kiểm chứng những vấn đề học được từ nhà trường.
Các họat động NCKH cho SV hiện nay bao gồm :
- 1- Tham gia các buổi Xê mi na.
- 2- Tham gia viết các bài tập lớn, khóa luận, tiểu luận, đề tài NCKH.
- 3- Tham gia các hội thảo, hội nghị trong và ngoài trường, trong nước và quốc tế.
- 4- Viết bài đăng tạp chí chuyên ngành.
- 5- Tham gia một phần vào các đề tài NCKH của các GV.
-
Bài tập lớn (home assignments)
Bài tập lớn có thể hiểu là một bài tập tổng hợp những yêu cầu mang tính chất đặc
thù môn học, muốn thực hiện được sinh viên cần phải có kiến thức toàn diện của môn
học, các môn liên quan và mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.
Bài tập lớn không yêu cầu SV phát hiện một vấn đề mới, không đòi hỏi SV mất
nhiều thời gian, vì vậy, mỗi học phần, SV có thể được giao 1 hoặc 2 bài tập lớn.
Mục tiêu của bài tập lớn :
– Tổng hợp kiến thức : sinh viên vận dụng các kiến thức khác nhau của một
chương, một chuyên ngành hoặc liên ngành, có thể có từ các nguồn để phục vụ cho một
mục tiêu chung, do đó các kiến thức sẽ được sâu chuỗi, có sự bổ xung hoàn thiện cho
nhau. Bài tập lớn cũng là sản phẩm kết hợp cả lý thuyết và thực hành, kiến thức và kỹ
năng, hàn lâm và thực tế…..
– Từng bước tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học : Sinh viên bước đầu
sẽ được rèn luyện tư duy phát hiện vấn đề từ những hiện tượng trực quan, cách giải quyết
vấn đề từ những kiến thức nền tảng, thực nghiệm kiểm chứng phương pháp, đưa ra
những hạn chế kiến nghị và đưa ra hướng nghiên cứu.
– Rèn luyện các kỹ năng : Thông qua những bài tập lớn, sinh viên rèn luyện các kỹ
năng như tìm kiếm tư liệu; kỹ năng phân tích, tổng hợp, xắp sếp tư liệu; trau dồi ngoại
ngữ,… Ngoài ra SV có thể học được cách bắt đầu một nhiệm vụ học tập, hoàn thành và
chịu trách nhiệm về kết quả thu được.18
Các loại bài tập lớn:
– Bài tập củng cố lý thuyết (Problem Exercises): những bài tập mô tả hoặc chứng
minh, áp dụng một phần kiến thức đã học, thông thường bài tập củng cố lý thuyết sẽ được
cung cấp sau mỗi buổi giảng hoặc sau mỗi một chương, phần.
– Bài tập thực hành (Practical exercise): là những bài tập rèn luyện kỹ năng hoặc
mô tả kiến thức lý thuyết vào thực tế. Thông thường sẽ thực hành ở phòng Lab hoặc tự
thực hành theo từng bước chỉ dẫn (instructions).
Quy trình hướng dẫn SV làm bài tập lớn :
– Xác định vấn đề và mục tiêu, yêu cầu bài tập lớn. Thông thường, GV gợi ý hàng
lọat các vấn đề với một danh sách các bài tập lớn đưa ra, hãy xác định mục tiêu vấn đề
cần giải trong mỗi bài tập để sinh viên chọn được vấn đề mà mình thích thú quan tâm
nhất.
– Khoanh vùng kiến thức& thu thập thông tin.
– Thu thập thông tin và kiến thức liên quan đến bài tập lớn.
Các nguồn thông tin giúp ích cho bài tập lớn sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ
cao xuống thấp bao gồm:
- Giáo trình môn học.
- Sách và giáo trình tham khảo trên thư viện
- Các bài báo, tạp chí uy tín đã xuất bản
- Các bài viết trên internet từ những trang web xã hội
- Thông qua diễn dàn
- Thông qua giao tiếp.
Báo cáo kết quả trước lớp.
-
Tiểu luận (essay) :
Làm tiểu luận là một trong những công việc mà người sinh viên phải thực hiện
trong quá trình học tập tại trường đại học. Để làm tốt tiểu luận, cần phải nắm được các
yêu cầu của tiểu luận. Trang About.com định nghĩa: “Các bài luận thường là một bài tóm
lược ngắn có tính thực tế cao, nhằm diễn tả, sàng lọc, chứng minh hay phân tích một đề
tài nào đó. Các học sinh phải viết bài luận trong bất kì một chủ đề nào, ở bất kì cấp học
nào, từ một bài kể về chuyến du lịch ở trường cấp II đến bài phân tích của một quá trình
“nghiên cứu” nào đó quan trọng hơn ở bậc học cao hơn.”19
Tiểu luận là một bài tập nghiên cứu khoa học sau khi học xong một môn học nào
đó. Nội dung của tiểu luận phải có liên quan đến môn học, góp phần giải đáp, mở rộng
hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học. Người làm cần phải đưa
ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng, quan điểm của mình, các phê phán, nhận xét về
vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp
các tài liệu và ý kiến có sẵn.
Một số dạng tiểu luận :
- a) Bài luận mang tính tranh luận (Argumentative essay): Những bài luận kiểu này
thường được dùng để giới thiệu một quan điểm ủng hộ hay phản đối một chủ đề nào đó.
Trong đó, người viết phải đưa ra những lý lẽ “có lợi” cho bản thân để làm rõ hơn quan
điểm của mình.
- b) Bài luận tự truyện (Autobiographical essay): Một bài tự tuyện có mục đích
chính là kể lại cuộc đời người viết, đặc biệt là để ghi nhớ về một chặng đời hay một khía
cạnh nào đó trong cuộc sống (cuộc sống công sở, đời sống Xã hội…)
- c) Bài luận mô tả (Descriptive essay): Trong dạng bài tập này, bạn sẽ được yêu
cầu tả lại một chủ đề nào đó, ví dụ một con người, nơi chốn hay nét văn hóa truyền thống
chẳng hạn. Thông thường các lớp học ngoại ngữ, thầy cô thường cho đề tài viết luận để
giới thiệu về Đất nước của bạn.
- c) Bài luận tường thuật (Narrative essay): Kể lại tiến trình của một sự kiện hay
trải nghiệm nào đó là mục đích của dạng bài này.
- d) Bài luận thuyết phục (Persuasive essay): Bạn sẽ phải thuyết phục người đọc tin
theo quan điểm bản thân.
- e) Bài luận bằng hình ảnh (Photo essay): Đây là một bộ sưu tập các hình ảnh có
chung nội dung liên quan tới một câu chuyện nào đó. Tác giả có thể thêm bình luận hay
đoạn văn nhằm diễn tả rõ hơn nội dung bức ảnh muốn chuyển tải.
Các bước chính để thực hiện một tiểu luận bao gồm: Cũng giống như bài tập
lớn, một tiểu luận gồm các bước như sau :
– Xác định đề tài.
– Tập hợp thông tin
– Lập đề cương
– Giải quyết từng mục trong nội dung nghiên cứu20
– Hoàn thiện tiểu luận
– Báo cáo kết quả.
-
Đề tài NCKH, luận án tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp :
Ở Việt Nam theo quy chế 43 (đào tạo theo hệ thống tín chỉ), SV phải thực hiện đồ
án tốt nghiệp hoặc khóa luận tốt nghiệp để xét công nhận tốt nghiệp. Nếu không thì phải
học hai học phần thay thế.
Đồ án tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học của
sinh viên các trường đại học thực hiện vào học kỳ cuối để tốt nghiệp ra trường. Đồ án tốt
nghiệp thiên về giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
Luận văn tốt nghiệp, nhưng luận văn mang tính chất lý thuyết, nghiên cứu nhiều
hơn, còn đồ án tốt nghiệp thì mang tính chất thực hành, có thể tạo thành sản phẩm phục
vụ cho công việc nào đó.
Sau khi làm hoàn thành và bảo vệ xong đồ án tốt nghiệp, thì sinh viên có thể sẽ
được phát bằng đại học; và có đủ điều kiện để xác nhận là đã đạt trình độ tốt nghiệp đại
học. Luận án tốt nghiệp rất quan trọng vì sẽ định hướng cho SV, tạo ra cac phong cách và
ý thức NCKH cho SV tiếp tục nghiên cứu khoa về sau.
1-Cách chọn đề tài
– Trước khi chọn đề tài, nên xem xét thế mạnh của mình. Chọn đề tài phù hợp với
sở trường, chuyên môn của mình sẽ có khả năng thành công cao.
– Xem xét đề tài đó có ai làm chưa, nếu có thì làm đến đâu? Có thể phát triển theo
hướng khác được không? Có thể tra cứu danh mục đề tài trong thư viện.
– Vào thư viện tham khảo các đề tài của các thầy cô, các bạn sinh viên thực hiện
để hình dung cách đặt vấn đề, triển khai vấn đề nghiên cứu như thế nào?
– Trước khi chọn đề tài cần xác định rõ đề tài nghiên cứu cho ai? Để làm gì? Có
hữu ích không?
Chọn đề tài ở đâu?
– Từ nhu cầu thực tiễn cuộc sống.
– Từ sự yêu thích bản thân.
– Từ sự giới thiệu của thầy cô.
– Từ việc thu nhận thông tin từ một nguồn khác.
– Từ các đơn đặt hàng của cơ quan thực tế.21
-
Tên đề tài
Tên đề tài phải phù hợp với nội dung đề tài. Sau khi hoàn thành đề tài có thể chỉnh
sửa tên đề tài cho phù hợp với nội dung đã hoàn thành. Nói chung tên đề tài nếu chịu khó
suy nghĩ, chăm chút sẽ hấp dẫn, thu hút người đọc. Việc đặt tên không sát với nội dung
đề tài thường sẽ bị bắt bẻ khi bảo vệ đề tài. Lỗi hay gặp thường là tên đề tài có phạm vi
rộng hơn nội dung đề tài.
-
Kết cấu đề tài
Kết cấu một đề tài khoa học thông thường bao gồm 3 phần cơ bản:
– Phần I: Trình bày cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
– Phần II: Trình bày thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
– Phần III: Trình bày các giải pháp, phương hướng, các đề xuất, kiến nghị… Tuy
nhiên tùy theo từng đề tài cụ thể, kết cấu có thể linh hoạt thay đổi.
-
Quy trình nghiên cứu
Nếu đề tài liên quan đến việc thu thập dữ liệu sơ cấp, thì phải tiến hành thiết kế
bảng câu hỏi. Khi thiết kế bảng câu hỏi cần lưu ý những vấn đề sau:
– Trước khi thiết kế bảng câu hỏi nên liệt kê những thông tin cần thu thập.
– Không nên hỏi thừa vì tốn thời gian, kinh phí.
– Cách đặt câu hỏi phải khéo léo. Thời gian và địa điểm hỏi phải thuận tiện cho
người trả lời.
– Nên điều tra với mẫu nhỏ để rút kinh nghiệm.
-
Trình bày kết quả nghiên cứu
-Chú ý lỗi chính tả.
– Câu văn dễ hiểu, trình bày mạch lạc.
– Lập luận chặt chẽ, logic.
– Tuân thủ những qui định về trình bày.
-
Đạo đức nghiên cứu
Phải luyện tập cho SV :
– Tôn trọng kết quả dữ liệu thu thập được. Không bịa đặt số liệu. Các phiếu điều
tra thu thập dữ liệu nhiều khi khuyết danh, do đó đòi hỏi tính trung thực của người làm
nghiên cứu.22
– Tôn trọng sự thật khách quan của kết quả nghiên cứu. Trong các đề tài nghiên
cứu khoa học thường có sử dụng kết quả nghiên cứu hoặc các tài liệu của các tác giả
khác. Việc trích dẫn, liệt kê tài liệu tham khảo phải rõ ràng. Không “uốn nắn” kết quả
theo ý muốn chủ quan của mình.
- Viết báo cáo khoa học
Một báo cáo khoa học có thể là bài báo, một tham luận hay là kết quả của một luận văn
hay một tiểu luận. Các công trình của SV cần phải viết theo một tiêu chuẩn nhất định về
mặt khoa học thì mới được xét đăng các tạp chí chuyên ngành, nâng cao tính thuyết phục
và thu hút độc giả.
- Ngôn ngữ
Ngôn ngữ sử dụng trong các bảng báo cáo phải rõ ràng, khoa học, trong sáng. Phải
dùng đúng thuật ngữ do sách Tự điển đã biên sọan. Nếu là chuyên ngành, phải dùng đúng
thuật ngữ chuyên ngành.
Báo cáo khoa học phải được viết bằng một văn phong súc tích, nhưng phải đầy đủ.
Đó là những yêu cầu rất khó mà không phải tác giả nào cũng đạt được.
Các sai lầm mà SV thường gặp phải là sử dụng văn nói thay cho văn viết, diễn đạt
dài dòng, khó hiểu, thường nặng về phần kể lể mà không đi vào trọng tâm vấn đề.
- Tựa đề (title) và tóm tắt (abstract)
Đây là phần đầu tiên quyết định độc giả có tiếp tục đọc bản báo cáo của tác giả
hay không, và nó cũng là phần được đưa vào phần danh mục của thư viện. Tựa đề định
hướng cho độc giả thấy rõ hướng nghiên cứu của bài báo. Tựa đề không nên quá ngắn,
nhưng cũng không nên quá dài, mà phải nói lên được nội dung chính của nghiên cứu.
Một số khuyến cáo :
– Không viết tắt.
– Cần rõ ràng, không mơ hồ. Thí dụ, các bài báo có tuặ đề “một số vấn đề về…”;
“một số suy nghĩ về…” sẽ không lôi kéo người đọc vì độc giả muốn kết quả của nghiên
cứu chứ không phải suy nghĩ của tác giả.
– Không nên đặt tựa đề quá dài (không quá 20 từ).
– Tựa đề bài báo nên có yếu tố mới.
– Không nên đặt tựa đề như một lời phát biểu, một thông báo, một chỉ thị.23
Phần tóm tắt phải nêu một cách ngắn gọn nhưng súc tích câu hỏi và mục đích của
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả và khuyến nghị.
Phần tóm tắt có thể để ở đầu hoặc cuối bài viết.
- Nội dung báo cáo
Một báo cáo khoa học bao gồm những phần cơ bản sau
– Phần dẫn nhập (Introduction) : Cần làm sáng tỏ mục tiêu và lý do nghiên cứu.
Thông thường, cần làm rõ ba ý:
- Vấn đề chung là gì? Tình hình hiện nay ra sao?
- Vấn đề cụ thể là gì, và còn phần gì chưa được nghiên cứu, chưa được công bố?
- Công trình nghiên cứu hiện nay là gì?
– Phương pháp nghiên cứu (Methodology)
Phần phương pháp phải cung cấp một cách chi tiết những gì tác giả đã làm và làm
như thế nào trong công trình nghiên cứu. Phải cho người đọc những thông tin liên quan
đến tính khái quát hóa (chẳng hạn như đối tượng nghiên cứu là ai, có tiêu chuẩn nào
tuyển chọn đối tượng hay không, hay cách thức chọn mẫu như thế nào, cách tiếp cận đối
tượng, cách thu thập thông tin, cách xử lý thông tin, cách xử lý khi gặp khó khăn …)
– Kết quả (Results)
Phần kết quả phải được viết một cách ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề nêu ra
trong phần dẫn nhập. Tác giả phải trả lời cho được câu hỏi “Đã phát hiện gì? Đã giải
quyết vấn đề gì ?” Phần kết quả phải có biểu đồ và bảng số liệu, và những dữ kiện này
phải được diễn giải một cách ngắn gọn trong văn bản.
Trong phần kết quả, tác giả chỉ trình bày sự thật kể cả sự thật không như mình
mong đợi. Trong phần kết quả, tác giả không nên bình luận hay diễn dịch những kết quả
này cao hay thấp, xấu hay tốt, v.v.. vì những nhận xét này sẽ được đề cập đến trong phần
thảo luận.
– Thảo luận (Discussion)
Đây là phần khó viết nhất, và sẽ giúp nêu bật lên kết quả công trình của tác giả.
Thông thường phần này gồm những ý sau:
(i) giải thích những kết quả;
(ii) so sánh kết quả với các nghiên cứu trước đây;
(iii) lý giải, biện giải về ý nghĩa kết quả.24
(iv) chỉ ra ưu điểm và những thiếu sót của nghiên cứu; giói hạn của đề tài.
(v) và cuối cùng là kết luận, các khuyến nghị, hướng phát triển của đề tài.
Tác giả không nên ngần ngại chỉ rõ những điểm yếu của nghiên cứu, những thiếu
sót mà công trình chưa làm được. Vì không ai và không có công trình nào là hoàn hảo
trong những điều kiện ràng buộc nhất định về tài chính, thời gian, không gian, con
người.
– Tài liệu tham khảo
Trong nội dung bài viết, phần nào có sử dụng ý hay kết quả của các nghiên cứu
khác. Cuối báo cáo khoa học, cần nêu đầy đủ các tài liệu mình đã sử dụng, không thừa,
không thiếu. Cần ghi chú tài liệu tham khảo theo đúng định dạng của nhà xuất bản.