hình thức tổ chức dạy học Thảo luận nhóm

Nghiên cứu tình huống

1- Phương pháp nghiên cứu tình huống là gì ?

“Học là việc chuẩn bị cho người học vào các tình huống của thực tiễn cuộc sống”

(Robinson), bởi thế, việc học và lĩnh hội tri thức cần phải được gắn liền với các tình

huống của cuộc sống và thực tiễn nghề nghiệp.

Trên thực tế tồn tại nhiều cách gọi khác nhau cho phương pháp này, ví dụ như:

phương pháp dạy học theo tình huống, phương pháp nghiên cứu tình huống, hay ngắn

gọn hơn là phương pháp tình huống.

Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) – một phương pháp giảng dạy

đang được sử dụng rất phổ biến trong các trường đại học trên toàn thế giới – đã được sử

dụng làm phương pháp giảng dạy trong rất nhiều môn học. Khảo sát ở giảng viên cũng 14

như ở phía học viên cho thấy phương pháp này có những ưu điểm nổi bật so với phương

pháp truyền thống.

Theo Từ điển Tiếng Việt “tình huống là toàn thể là những sự việc xảy ra tại

một địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối

phó, tìm cách giải quyết”.

Theo Boehrer (1995) thì: “Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân

vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành

động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và

phức tạp của đời thực vào lớp học”.

Case study là các sự kiện dựa trên thực tế hoặc được xây dựng từ các sự kiện có

khả năng xảy ra. Case study là 1 câu chuyện có chứa vấn đề hoặc mâu thuẫn cần giả

quyết và thong thường case study có nhiều hơn một giả pháp. Thông tin chứa trong 1

case study có thể đơn giản hoặc phức tạp. PPNCTH là một phương pháp đặc thù của dạy

học giải quyết vấn đề theo tình huống, ở đó, các tình huống là đối tượng chính của quá

trình dạy học.

Những tình huống trong giảng dạy là những tình huống mang tính điển hình,

miêu tả những sự kiện, hoàn cảnh có thật hay hư cấu nhằm giúp người học hiểu và vận

dụng tri thức. Tình huống được sử dụng nhằm kích thích người học phân tích, bình

luận,đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó từng bước chiếm lĩnh tri

thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế.

Theo Nguyễn Hữu Lam (2003), “phương pháp tình huống là một kỹ thuật giảng

dạy trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày với những

người học với các mục đích minh hoạ hoặc các kinh nghiệm giải quyết vấn đề”

  1. Quy trình giảng dạy theo phương pháp nghiên cứu tình huống
  2. Tạo ra tình huống : về mặt nội dung, một tình huống hay phải :

– Mang tính giáo dục.

– Chứa đựng mâu thuẩn và mang tính khiêu khích.

– Tạo ra sự thích thú cho người học.

– Nêu ra được các vấn đề quan trọng và phù hợp với người học.

– Tạo ra nhu cầu phải giải quyết tình huống ở người học.

  1. Giai đoạn nghiên cứu :

– Người học tiếp cận với tình huống.

– Người học nắm thông tin về tình huống, thu thập thông tin giải quyết tình huống,

tìm kiếm thông tin ở thư viện hoặc Internet. Nếu phải đi thực tế, người học tiếp

xúc với các cở sở có liên quan đến tình huống, tìm và phỏng vấn những người có

kiến thức

  1. Giai đoạn phân tích, xử lý tình huống :

Người học đưa ra quyết định về cách giải quyết vấn đề nêu ra trong tình huống.

  1. Báo cáo kết quả

Người học giới thiệu và bảo vệ quan điểm về giải pháp của mình .Người học so

sánh các giải pháp đưa ra để lựa chọn lấy giải pháp tối ưu nhất.

  1. Ưu điểm của phương pháp dạy học tình huống

– Nâng cao tính thực tiễn của môn học. Sau khi đã được cung cấp các kiến thức lý

thuyết, một bài tập tình huống sẽ giúp học viên có cái nhìn sâu hơn và thực tiễn hơn về

vấn đề lý thuyết đã được học. Thông qua việc xử lý tình huống, học viên sẽ có điều kiện

để vận dụng linh hoạt các kiến thức lý thuyết.

– Nâng cao tính chủ động, sáng tạo và sự hứng thú của học viên trong quá trình

học. Học viên phải chủ động tư duy, thảo luận – tranh luận trong nhóm hay với giảng

viên, tìm hiểu thêm về lý thuyết, tài liệu tham khảo để đạt đến giải pháp. Sự tham gia tích

cực đó đã góp phần tạo ra sự hứng thú và say mê học tập, sáng tạo của học viên.

-Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng

trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông. Để giải quyết tình huống, học viên

được yêu cầu làm việc trong nhóm từ 4- 6 thành viên. Cả nhóm cùng phân tích và thảo

luận để đi đến giải pháp, sau đó trình bày giải pháp của mình cho cả lớp.

– Giảng viên – trong vai trò của người dẫn dắt – cũng sẽ tiếp thu được rất nhiều

kinh nghiệm và những cách nhìn / giải pháp mới từ phía học viên để làm phong phú bài

giảng và điều chỉnh nội dung tình huống nghiên cứu. Đây cũng là một kênh quan trọng để

giảng viên thu thập kinh nghiệm từ các học viên, đặc biệt là những học viên đã có quá

trình công tác.

– Các tình huống tốt có tính chất liên kết lý thuyết rất cao. Để giải quyết tốt một

tình huống, người học có thể phải vận dụng và điều chỉnh nhiều tập lý thuyết khác nhau.

Đây chính là lúc các lý thuyết rời rạc của một môn học được nối lại thành bức tranh tổng 16

thể. Ở mức độ ứng dụng cao hơn, người học không chỉ vận dụng kiến thức của một môn

học mà trong nhiều trường hợp phải vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau.

  1. Nhược điểm của phương pháp dạy học tình huống

– Không thật sự tạo ra kinh nghiệm thực tiễn nếu GV không đầu tư. PPNCTH đòi

hỏi giảng viên phải luôn chấp nhận đổi mới, cập nhật các thông tin, kiến thức và kỹ năng

mới. Để có những bài tập tình huống thực tế, sát với điều kiện của VN, giảng viên phải

đầu tư thời gian và trí tuệ để tiếp cận thực tiễn, thu thập, xử lý thông tin và xây dựng tình

huống. Rất nhiều học viên cho rằng phương pháp này còn phản tác dụng khi giảng viên

chỉ đơn thuần dịch lại các tình huống trong sách nước ngoài, vì với các tình huống như

vậy cả thầy lẫn trò đều khó tiếp thu.

– Do đã quá quen thuộc với cách tiếp thu kiến thức thụ động (thầy giảng trò ghi

chép) nên khi chuyển qua phương pháp PPNCTH – đòi hỏi sự năng động, khả năng tư

duy và tính sáng tạo – thì một bộ phận học viên không thích ứng được.

– Khi sử dụng PPNCTH quá liều lượng nó có thể làm phản tác dụng vì học viên có

thể chỉ chú trọng giải quyết các tình huống cụ thể và cho rằng thực tiễn luôn diễn ra như

tình huống.

– Đòi hỏi môi trường, điều kiện vật chất tốt

Leave a Comment