Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học, trong đó giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (có thể 2 hoặc 4, hoặc 6 – không nên chia nhóm lẻ). Các thành viên trong nhóm đều phải làm việc, trao đổi từ đó đưa ra ý kiến chung của cả nhóm về vấn đề được giao.
Một số vấn đề chú ý khi tổ chức thảo luận nhóm
-
Lựa chọn đề tài:
- Đề tài quá khó hoặc quá dễ đối với SV đều ảnh hưởng đến hoạt động thảo luận của SV. Lựa chọn vấn đề thảo luận phải hấp dẫn, có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của SV. Đề tài thảo luận phải là vấn đề chính của bài học, vấn đề có thể có nhiều hướng khai thác khác nhau, nhiều cấp độ nhận thức khác nhau. Thường là loại cấp độ phát hiện và suy luận.
- Đặt ra nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm bằng một câu hỏi. Câu hỏi phải rõ ràng, không mập mờ, đánh đố và phải duy nhất một cách hiểu.
- Có hướng dẫn cụ thể về yêu cầu và định hướng cách thức làm việc.
- Thời gian thảo luận phải tương ứng với nội dung yêu cầu của vấn đề thảo luận
-
Chia nhóm:
- Cần phải chia đều về số lượng và năng lực làm việc giữa các nhóm với nhau. Không chia nhóm này quá nhiều, nhóm kia quá ít; nhóm này tập trung SV giỏi, nhóm kia phần đông là yếu kém, ý thức học tập chưa cao.
- Một số cách chia nhóm:
- Nhóm đôi (Pairwork)
- Nhóm 4, 5 SV (Groupwork) là cách phổ biến hơn cả
- Kim tự tháp (Pyramid): Lúc đầu nhiều nhóm, sau đó nhập dần các nhóm theo cùng chủ đề, cuối cùng còn hai nhóm.
- Hoạt động trà trộn, ghép nhóm: các nhóm trao đổi thành viên lẫn nhau.
- Hoạt động nhóm ngoài giờ học: các SV có cùng điều kiện sẽ tập hợp nhau thành các nhóm học tập.
-
Giao nhiệm vụ:
- Rất nhiều trường hợp tổ chức thảo luận nhóm không thành công, trong đó nguyên nhân chính thường do giao nhiệm vụ không rõ ràng, phân công không hợp lí như: nhiệm vụ được giao thì quá nhiều trong khi thời gian để làm thì quá ít, vấn đề quá khó, vấn đề không hợp… Trong những lần như thế, thảo luận nhóm đa phần chỉ mang hình thức đối phó, không có giá trị thiết thực.
-
Giám sát hoạt động của từng nhóm:
- Thường với một nhóm đông thành viên, rất dễ dẫn đến nhiều SV không tập trung, làm việc riêng. Hoặc trong quá trình thảo luận, có khi do lúng túng không hiểu rõ yêu cầu của vấn đề cần thảo luận dẫn đến làm lệch hướng, không đáp ứng yêu cầu đặt ra. Vì thế, giáo viên phải giám sát thường xuyên, kịp thời uốn nắn.
-
Trình bày kết quả thảo luận:
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài
Kỹ thuật phối hợp trong hoạt động thảo luận nhóm:
-
Kỹ thuật đặt câu hỏi:
- Câu hỏi ở đây chính là yêu cầu hay vấn đề đặt ra cho từng nhóm. Câu hỏi phải kích thích sự hứng thú của SV, phải vừa tầm khả năng làm việc của nhóm. Vì thế giáo viên nên lựa chọn câu hỏi phải đạt cấp độ vừa mang tính phát hiện vừa có sự tư duy sâu.
-
Kỹ thuật “Khăn phủ bàn”:
- Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn. Chia tờ giấy ra thành nhiều phần xung quanh tờ giấy.Tùy thuộc vào số lượng của nhóm sẽ có số lượng khung tương ứng. Các thành viên sẽ ghi ý kiến tìm được của mình vào trong khung đó. Phần chính giữa là ý chung, được thống nhất của cả nhóm. Phần này do thư kí nhóm ghi lại.
- Sử dụng kỹ thuật này giáo viên sẽ dễ dàng đánh giá từng thành viên một. Đánh giá khả năng làm việc của nhóm, đặc biệt là về mặt hình thức.
-
Kỹ thuật dùng phiếu học tập:
- Phiếu học tập là những tờ giấy rời có nội dung hướng dẫn, yêu cầu SV làm việc trong một thời gian ngắn tại lớp học hoặc được làm ở nhà trước mỗi bài học.
Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm, bao gồm:
- Kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh: Thảo luận nhóm tạo cơ hội cho học sinh được tự do phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận với nhau. Điều này giúp học sinh phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
- Tạo điều kiện cho học sinh được hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau: Trong quá trình thảo luận nhóm, học sinh cần phối hợp, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Điều này giúp học sinh phát triển tinh thần hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức: Thảo luận nhóm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Khi thảo luận, học sinh phải tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, phân tích vấn đề, từ đó đưa ra ý kiến của mình. Quá trình này giúp học sinh hiểu rõ hơn về kiến thức được học.
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh: Thảo luận nhóm giúp học tập trở nên sinh động, thú vị hơn. Học sinh được chủ động tham gia vào quá trình học tập, từ đó tạo hứng thú học tập.
Ngoài ra, thảo luận nhóm còn có một số ưu điểm khác như:
- Giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp, thuyết trình: Trong quá trình thảo luận, học sinh có cơ hội được giao tiếp, thuyết trình trước đám đông. Điều này giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp, thuyết trình.
- Giúp học sinh phát triển kỹ năng làm việc nhóm: Trong quá trình thảo luận nhóm, học sinh cần phối hợp, hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Điều này giúp học sinh phát triển kỹ năng làm việc nhóm.
Tuy nhiên, thảo luận nhóm cũng có một số hạn chế như:
- Cần có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng: Để tổ chức thảo luận nhóm thành công, giáo viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, phương pháp, kỹ thuật.
- Cần có sự hợp tác của học sinh: Để thảo luận nhóm đạt hiệu quả, cần có sự hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm.
- Có thể dẫn đến tình trạng mất trật tự: Nếu không được tổ chức tốt, thảo luận nhóm có thể dẫn đến tình trạng mất trật tự, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập.