Kỹ thuật Động não (Brainstorming)

Động não (Brainstorming)

– Động não (Công não, huy động ý tưởng) là một kĩ thuật nhằm huy động những

tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong nhóm. Các thành viên

được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng.

– Các quy tắc của động não:

+ Không đánh giá và phê phán trong quá trinh thu thập ý tưởng của các

thành viên.

+ Khuyến khích số lượng các ý tưởng.

+ Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng

Qui trình31

Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề.

Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình

Đánh giá :

Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng:

Có thể ứng dụng trực tiếp

Có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm

Không có khả năng ứng dụng

Khi nào sử dụng phương pháp động não ?

Tìm cách phương án giải quyết vấn đề.

Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau.

Ưu điểm

Dễ thực hiện, không tốn kém, huy động tối đa trí tuệ của tập thể, huy động

được nhiều ý kiến

Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia.

Nhược điểm:

Có thể đi lạc đề, tản mạn

Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp.

Có thể có một số HS ‘quá tích cực’, số khác thụ động.

Động não viết là một hình thức biến đổi của công não. Trong đó các ý kiến không

được trình bày miệng mà được viết ra giấy. Hình thức này yêu cầu tất cả các thành viên

cần tham gia viết ý tưởng cá nhân về chủ đề.

Cách thực hiện:

Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên.

Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó

Khi không nghĩ thêm được nữa thì có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi

trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ.

Động não không công khai là một hình thức của động não viết. Mỗi một thành

viên viết những ý nghĩ của mình về cách giải quyết vấn đề, nhưng chưa công khai, sau đó

nhóm mới thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển.

Ưu điểm: Mỗi thành viên có thể trình bày ý kiến cá nhân của mình mà không bị

ảnh hưởng bởi các ý kiến khác.32

Thí dụ : Hãy nêu 2 các giải pháp khắc phục SV bỏ học.

Leave a Comment