Dùng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy (lược đồ tư duy, bản đồ khái niệm) thực ra không mới trên thế giới.
Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Tony Buzan
như là một cách để giúp học sinh “ghi lại bài giảng” mà chỉ dùng các từ then chốt và các
hình ảnh.
Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng
mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ
tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.
Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
Cách làm
+ Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
+ Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái
niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và
chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ
đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
+ Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc
nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
+ Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
Ứng dụng của lược đồ tư duy
+ Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề;
+ Trình bày tổng quan một chủ đề; 33
+ Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng;
+ Thu thập, sắp xếp các ý tưởng;
+ Ghi chép khi nghe bài giảng.
Ưu điểm của lược đồ tư duy
+ Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu;
+ Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng;
+ Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại;
+ Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng