nguyên tắc tiến hành đánh giá sinh viên

Về mặt nguyên tắc, có thể tiến hành đánh giá bất kỳ lúc nào trong quá trình dạy học nếu GV thấy cần thiết. Tuy nhiên, người ta thường chọn 3 thời điểm đánh giá như sau :

Trước lúc bắt đầu học phần (pre-assessment) : việc đánh giá này nhằm mục đích

kiểm tra kiến thức, kỹ năng, … vốn có của SV nhằm xây dựng một tiến trình dạy học cho

phù hợp với đối tượng. Ngoài ra, nhờ đó mà GV có thể đánh giá các kết quả đạt được sau

khi kết thúc môn học bằng cách so sánh với hiện trạng « đầu vào ». Ngoài ra, kết quả

đánh giá giúp GV có thể phân lớp, nhóm, tổ một cách hợp lý.

Hình thức : hỏi thăm, phỏng vấn, xem lý lịch học tập, làm bài trắc nghiệm…

Trong quá trình học (formative assessement) : đánh giá một quá trình trong học

phần hoặc một số chuyên đề đã thực hiện được. Việc đánh giá này nhằm giúp GV điều

chỉnh kịp thời quá trình dạy học trước khi kết thúc học phần.

Cuối học phần (summative assessment) : đó là phần đánh giá quan trọng nhất,

bao trùm toàn bộ học phần. Căn cứ để xây dựng hình thức cũng như nội dung đánh giá là

mục tiêu môn học, các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức…như đã « thỏa thuận » với SV

trong bản đề cương. So với các lần đánh giá trước, hình thức lần này phong phú hơn, đa

dạng hơn, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lương từ GV đến các cấp quản lý.

Hiện nay, ở các trường đại học, người ta thường lấy điểm giữa học phần (hệ số 3 hoặc 4) công với điểm kết húc học phần (hệ số 7 hặc 6) để làm điểm đánh giá cuối cùng của học phần.

Leave a Comment